Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý cấp dưỡng nuôi con từ năm 2013 tới khi các con tốt nghiệp đại học, theo yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
- Ông chủ Trung Nguyên: ‘Vợ phải ra vợ, trên dưới rõ ràng’
- Vụ ly hôn của vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ: Những phát ngôn day dứt
- Sự giàu sang đôi khi không mua được hạnh phúc…
Chiều 25/2, Tòa án Nhân dân tối cao TP HCM tiếp tục xét xử vụ li hôn của vợ chồng sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Đúng 14h, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo xuất hiện tại tòa. Tại phiên tòa hôm nay, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM sẽ công bố quan điểm để giải quyết vụ án, sau đó tòa sẽ nghị án và tuyên án.
Viện Kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử chấp thuận để ông Vũ và bà Thảo li hôn. Họ có 4 con – bao gồm 3 người đã trưởng thành và một người chưa tới tuổi trưởng thành. 3 con trường thành chọn ở với mẹ.
Viện Kiểm sát hỏi hai bên muốn chu cấp nuôi các con từ thời điểm nào, và đến năm các cháu bao nhiêu tuổi? Ông Vũ khẳng định ông không giành con và biết nhu cầu của các con nên thời điểm không phải là yếu tố quan trọng.
“Cô ấy muốn cấp lúc nào, tôi sẽ cấp từ lúc đó”, ông phát biểu.
Bà Thảo đáp rằng bà muốn chu cấp tới khi các con học xong đại học và bắt đầu từ năm 2013. Ông Vũ Đồng ý cấp 2,5 tỷ đồng/năm cho mỗi con từ năm 2013 tới khi họ tốt nghiệp đại học.
Hai bên đã nhất chí phương án chia đôi 13 bất động sản bằng cách ai đang sở hữu bất động sản nào sẽ tiếp tục sở hữu. Cụ thể, bà Thảo đang sở hữu 8 bất động sản và ông Vũ sở hữu 5 bất động sản. Bà Thảo sẽ thanh toán lại phần chênh lệch cho ông Vũ là 12 tỉ đồng.
Đối với số tài sản 2109 tỉ đồng gồm tiền, vàng, ngoại tệ tại các ngân hàng, Viện Kiểm sát cho rằng các bên chưa đảm bảo các yều cầu tố tụng do chứng cứ chưa đầy đủ, chưa có cơ sở chắc chắn để giải quyết.
Xét về công sức gây dựng Trung Nguyên, ông Vũ thành lập tập đoàn và là người đại diện từ 1996. Mãi tới năm 2007, tập đoàn mới bổ nhiệm bà Thảo. Bà Thảo nói bà giúp sức cho ông Vũ nhưng không có chứng cứ. Xét công sức của bà Thảo, sau khi kết hôn, ngoài việc chăm sóc con cái, bà còn tham gia vào việc kinh doanh của Trung Nguyên.
Viện Kiểm sát nhận định rằng theo quy định, tài sản chung của vợ chồng nếu không thống nhất cách chia thì sẽ chia đôi nhưng có tính theo công sức đóng góp, hoàn cảnh, điều kiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Người vợ hoặc chồng ở nhà cũng tính là thu nhập phù hợp.
Về việc tuân theo pháp luật, Viện Kiểm sát thấy rằng từ khi xử đến nay, thẩm phán thực hiện đúng quy đinh pháp luật, nhưng vẫn phạm sai sót, để một số cá nhân, tổ chức vắng mặt như Vietcombank.
Viện Kiểm sát cũng nhận thấy Hội đồng xét xử và thư ký đã thực hiện đầy đủ luật tố tụng, nhưng vẫn còn thiếu sót. Vụ án đã kéo dài hơn 3 năm và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hai bên.
Bị đơn rút yêu cầu phản tố số tiền và vàng có giá trị khoảng 2.102 tỉ đồng tại ngân hàng. Nguyên đơn là bà Thảo không đồng ý, song không cung cấp chứng cứ liên quan.
Trước đó, tại phiên tranh luận ngày 21/2, hai bên đã nhất trí với quyết định li hôn. Tuy nhiên, về phân chia tài sản và cấp dưỡng nuôi con, ông Vũ và bà Thảo vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Thậm chí họ còn tranh cãi gay gắt.
Tổng tài sản tranh chấp của ông Vũ và bà Thảo có giá trị gần 8.400 tỷ đồng – gồm 13 bất động sản, tiền vàng, ngoại tệ, cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Ông Vũ yêu cầu tỉ lệ phân chia là 70-30. Bà Thảo phản đối và đề nghị chia cho bà 51% cổ phần trong Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên, 15% trong Tập đoàn Trung Nguyên và sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương.
Huỳnh Như- Minh Anh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng