Những điểm đến châu Á tuyệt diệu cho người ngán cảnh đông đúc

Nếu đã chán những nơi đông nghẹt người như Bali, Angkor Wat… bạn có thể lựa chọn các điểm không kém phần ấn tượng nhưng chưa được nhiều người ghé thăm.

p1Thay vì vịnh Maya Bay, hãy tới quần đảo Similan (Thái Lan): Để giải quyết tình trạng quá tải du lịch ở bãi biển nổi tiếng trong phim “The Beach” tại vịnh Maya, chính phủ Thái Lan đã quyết định đóng cửa địa điểm đông khách này – Ảnh: Mashable

p2Bạn có thể chuyển sang khám phá quần đảo Similan, nơi có biển xanh biếc, cát trắng và những ngọn núi đá hùng vĩ trên mặt nước. Đặc biệt, các khu lặn ở đây được đánh giá thuộc hàng tuyệt nhất thế giới với san hô và động vật biển phong phú. Số lượng du khách cũng không quá đông, cho bạn tận hưởng kỳ nghỉ thư thái – Ảnh: Shutterstock

p3Thay vì Ubud, hãy tới Komodo (Indonesia): Bali là một ví dụ điển hình của quá tải du lịch ở châu Á. Trước kia Bali được xem là thiên đường nghỉ dưỡng để chữa lành tinh thần. Giờ đây, lượng khách đổ về đây khiến cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên khó lòng đáp ứng – Ảnh: Indonesiatravel

p4Nếu không ngại đi thuyền, bạn có thể tới Komodo và đi bộ qua những thung lũng rừng mưa rậm rạp, thăm các bản làng vẫn duy trì tập tục truyền thống. Công viên quốc gia Komodo là Di sản UNESCO thế giới và là điểm lặn biển tuyệt vời. Nơi đây còn có loài rồng Komodo nổi tiếng – Ảnh: Living + Nomads.

p5Thay vì Angkor Wat (Campuchia), hãy tới Bukhara (Uzbekistan): Angkor Wat là một trong những điểm đến nổi tiếng và là ngôi đền được chụp ảnh nhiều nhất thế giới. Đây là công trình kiến trúc ngoạn mục, mang đậm dấu ấn văn hóa và có quy mô khổng lồ. Nhưng không giống như những bức ảnh trầm tư, tịch mịch, nơi này khá đông khách và ồn ào – Ảnh: Plans Subject to Change

p6Bạn có thể cân nhắc tới Bukhara ở Uzbekistan. Đây là thành phố cổ có hơn 5.000 năm lịch sử với vô vàn công trình cổ, trong đó có nhà thờ Hồi giáo Po-i-Kalyan và 140 tòa nhà ấn tượng khác cho du khách khám phá. Bạn sẽ có cơ hội hiểu thêm về văn hóa nơi đây và lịch sử của con đường tơ lụa – Ảnh: Goats On The Road

p7Thay vì tới Everest, hãy tới Ladakh (Ấn Độ): Việc leo núi Everest vừa đắt đỏ, vừa đòi hỏi cao về thể lực. Do đó, nhiều người chọn chuyến đi tới khu trại ở chân núi phía Nepal khiến nơi này trở nên đông đúc và đầy rác thải – Ảnh: JSTOR Daily

p8Đến Ladakh (Ấn Độ), bạn vừa có thể chiêm ngưỡng khung cảnh dãy Himalayas hùng vĩ, vừa có thể khám phá những ngôi làng, tu viện và công trình tôn giáo cổ xưa. Ngoài ra, từ đây du khách dễ dàng tới Delhi để trải nghiệm nhịp sống ồn ào, sôi động trước và sau chuyến leo núi – Ảnh: Holidify

p9Thay vì Osaka, hãy tới Naoshima (Nhật Bản): du lịch Nhật Bản đã tăng mạnh trong những năm gần đây, trong đó những thành phố được nhiều người đến là Tokyo, Kyoto và Osaka – Ảnh: Escape

p10Tuy nhiên, Nhật Bản còn nhiều vùng đất thú vị khác như Naoshima – hòn đảo nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực. Phần lớn các công trình công cộng ở đảo do kiến trúc sư Ishii Kazuhiro thiết kế. Đây còn là nơi tổ chức lễ hội nghệ thuật Setouchi Triennale – Ảnh: Julie Rignanese

p11Thay vì Borneo, hãy tới Sumatra: Trước kia, đảo Borneo (thuộc 3 nước Malaysia, Brunei và Indonesia) được xem là điểm đến xa xôi, hẻo lánh. Giờ đây nơi này khá đông khách với những tour du lịch ngắm động vật hoang dã dọc sông Kinabatangan hay thám hiểm rừng rậm Sarawak -Ảnh: Peregrine Adventures

p12Bạn có thể lựa chọn tới Sumatra ở Indonesia, nơi có công viên quốc gia Gunung Leuser với độ đa dạng sinh học thuộc hàng lớn nhất thế giới. Đây là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng những động vật tuyệt vời như hổ, tê giác, voi và đười ươi – Ảnh: WWF

p13Thay vì Agra (Ấn Độ), hãy đến Sri Lanka: Lăng Taj Mahal ở Agra là một trong những điểm đến đông khách nhất thế giới. Bạn sẽ phải chen chúc với hàng trăm người để chụp được bức ảnh ưng ý – Ảnh: Twowanderingsoles

p14Một lựa chọn khác cho người thích các công trình kiến trúc là đất nước Sri Lanka. Bạn có thể ghé thăm đền Răng hay đền Dambulla, tận hưởng kỳ nghỉ trên những bãi biển tuyệt đẹp và thưởng thức ẩm thực độc đáo – Ảnh: Buscounviaje

Theo Tuổi Trẻ (nguồn Matador Network)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN