Tiết lộ không ngờ về sức khỏe qua dấu hiệu ở 2 bàn chân

Đôi bàn chân có thể không phải là tài sản lộng lẫy nhất của chúng ta, nhưng chúng ta phải dựa vào chúng mỗi ngày.

Khoảng 90% phụ nữ bị một vấn đề gì đó ở bàn chân trong đời. Hai bàn chân có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe, và những dấu hiệu không được bỏ qua.

Hình dạng

Khi đứng trên sàn nhà bằng đôi chân trần, mặt trong lòng bàn chân cần có hình vòm. Nếu toàn bộ lòng bàn chân nằm phẳng trên sàn nhà, bạn có thể bị một tình trạng gọi là xẹp vòm lòng bàn chân.

Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài khuyết tật bẩm sinh, chẳng hạn như gãy xương hoặc trật khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc các vấn đề về dây thần kinh.

Nguy cơ có thể tăng do béo phì, tiểu đường, mang thai và lão hóa.

Các triệu chứng có thể tệ đi, với nhiều người bị đau ở vòm bàn chân, sưng, hoặc thậm chí đau lưng và chân.

Lót giày có thể cải thiện tư thế và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bàn chân bẹt có thể gây đau ở bàn chân, đau lưng và chân.
Bàn chân bẹt có thể gây đau ở bàn chân, đau lưng và chân.

Ngón chân cái cần thẳng và thẳng trục với phần còn lại của bàn chân. Nếu nó bị vẹo về phía các ngón chân khác để lại một cục xương nhô lên ở gốc ngón chân cái, bạn có thể bị tình trạng gọi là gồ xương ngón chân cái (bunion), hay tật vẹo ngón chân cái (hallux valgus).

Tật này chỉ có thể được chữa trị bằng phẫu thuật và đó là một vấn đề lớn hơn sự thừa nhận của hầu hết mọi người.

Nẹp sẽ giúp nắn ngón chân trở lại trục bình thường khi mang và gel đệm lót trên gồ xương sẽ làm giảm bớt áp lực.

Giày dép không phù hợp sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Giày dép không phù hợp sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân chính xác của bunion còn chưa rõ nhưng có khả năng là các yếu tố bao gồm kiểu chân di truyền, thương tích và dị tật bẩm sinh.

Các chuyên gia chưa nhất trí về việc liệu giày dép như giày cao gót có góp phần gây bunion hay không.

Nhiều người cho rằng đi giày cao gót sẽ đẩy trọng lượng của bạn về phía trước và buộc ngón chân cái phải lọt vào phía trước của đôi giày.

Giày dép không vừa sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Màu sắc và nhiệt độ

Bàn chân lạnh có thể báo hiệu tuần hoàn kém, và nên được kiểm tra

Bàn chân cần có cùng màu với các vùng khác của cơ thể. Ai cũng có thể thỉnh thoảng tháy bàn chân có màu xanh, nhưng bàn chân lúc nào cũng có màu xanh dương có thể là dấu hiệu của tuần hoàn máu kém, có thể khó nhìn thấy hơn nếu da sẫm màu hơn.

Hãy thử ấn ngón tay vào đầu ngón chân. Da phải trắng ra và trở lại màu bình thường ngay sau khi bỏ tay. Nếu điều này phải mất một thời gian thì nó được gọi là hồi phục mao mạch kém và có thể là dấu hiệu của các vấn đề tuần hoàn.

Tương tự, bàn chân lúc nào cũng lạnh có thể phản ánh vấn đề của tuần hoàn máu và cần được kiểm tra.

Trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, tuần hoàn kém có thể dẫn đến hoại tử, do đó đây là một triệu chứng không thể bỏ qua.

Nó cũng có thể báo hiệu vấn đề về tuần hoàn máu ở những nơi khác trong cơ thể, vì vậy bác sĩ sẽ muốn biết và sẽ kiểm tra huyết áp, lượng cholesterol và mức đường huyết.

Chuột rút

Chuột rút chân bình thường sẽ hết khi kéo giãn hoặc mát-xa bàn chân.

Tuy nhiên nếu bạn rất hay bị chuột rút, thì tuần hoàn máu kém có thể là nguyên nhân.

Khi cơ thể bị thiếu nước và chất điện giải, cơ bắp sẽ dễ bị co thắt và chuột rút, vì vậy điều quan trọng là phải giữ đủ nước.

Chuột rút mạn tính hoặc tái diễn ở chân có thể bao gồm chuột rút ở chân. Chuột rút bắp chân ban đêm xảy ra ở khoảng 1/3 số người lớn.

Tình trạng này có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm chèn ép dây thần kinh.

Thiếu các khoáng chất như kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn có thể góp phần gây chuột rút. Magiê đóng vai trò trong dẫn truyền thần kinh cơ và co cơ.

Móng chân

Móng chân màu vàng có thể là do sử dụng quá nhiều sơn móng chân. Tuy nhiên, cần cảnh giác với tình trạng này vì móng bị đổi màu và dày lên có thể là dấu hiệu của nấm móng.

Bác sĩ có thể sẽ một số mẩu móng chân đến phòng xét nghiệm để xác nhận điều này trước khi kê đơn thuốc chống nấm dạng bôi hoặc dạng viên.

Nấm móng chân xảy ra ở người lớn và khả năng mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi.

ban chan 2

Vết thâm tím dưới móng chân không liên quan đến thương tích có thể là dấu hiệu của ung thư da.

Móng chân có thể trở nên giòn, dày hơn và thay đổi hình dạng và đôi khi cũng bị đau. Phần móng bị bệnh có thể bong ra khỏi nền móng.

Đại đa số nấm mong phát triển ở phía trước hoặc hai bên rìa của móng. Bệnh hay xảy ra nhất ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng – ví dụ như sau khi bị bệnh nặng.

Nếu phát hiện thấy vết trông giống như vết bầm dưới móng chân nhưng không nhớ là mình bị thương, thì cần đi khám vì đôi khi ung thư da có thể phát triển dưới móng và cần kiểm tra và điều trị ngay.

Theo Journal of Foot and Ankle Research, ước tính có khoảng 1,4% các trường hợp u hắc tố ác tính(ung thư da) được chẩn đoán ở Anh là xảy ra ở móng.

Da khô hoặc nứt nẻ

Da khô liên tục, mặc dù giữ ẩm, có thể là dấu hiệu của tăng sừng hóa, mà người già có nguy cơ cao hơn
Da khô liên tục, mặc dù giữ ẩm, có thể là dấu hiệu của tăng sừng hóa, mà người già có nguy cơ cao hơn

Nếu bàn chân vẫn khô hoặc nứt nẻ mắc dù dưỡng ẩm liên tục, đó có thể là vấn đề đáng được chú ý.

Một giải thích có thể là tăng sừng hóa (dày da), khi da trở nên quá dày và kem bôi chẳng có tác dụng gì.

Đây là một phần cơ chế bảo vệ bình thường của da chống lại cọ xát, áp lực và các loại kích ứng khác. Ví dụ về tăng sừng hóa bao gồm mắt cá, vết chai và mụn cóc.

Các hoạt động gây áp lực lặp đi lặp lại trên bàn chân, chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ chân đất, có thể gây ra các vết chai.

Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn do mô mỡ dưới da giảm.

Các nguyên nhân khác khiến bàn chân tiếp tục khô và nẻ bất chấp điều trị có thể là bệnh “bàn chân vận động viên”, viêm da, vẩy nến, eczema hoặc keratoderma – tình trạng dày lên rõ rệt của da.

Hôi chân

Bàn chân có mùi hôi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, hay gặp nhất là bệnh “bàn chân vận động viên”, do một loại nấm gây ra.

Các triệu chứng của bệnh “bàn chân vận động viên” bao gồm ngứa, cảm giác châm chích, phồng rộp, nứt, hoặc khô da giữa các ngón chân và lòng bàn chân.

Có thể lây nấm thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc do chạm vào bề mặt bị nhiễm nấm.

Nếu bị bệnh “bàn chân vận động viên”, hãy để chân trần càng lâu càng tốt sau khi tắm để cho da khô
Nếu bị bệnh “bàn chân vận động viên”, hãy để chân trần càng lâu càng tốt sau khi tắm để cho da khô

Nấm da thích môi trường mồ hôi ấm áp. Nấm phát triển mạnh ở những nơi như khu vực bể bơi.

Nếu bị bệnh, hãy tập thói quen lau khô kỹ kẽ ngón chân sau khi tắm và đi chân trần càng lâu càng tốt để chân được khô ráo.

Thay đổi tất hằng và cố gắng dùng loại sợi tự nhiên thay vì sợi nhân tạo.

Giày tập đặc biệt bí hơi, nếu bạn có thể, hãy đầu tư hai đôi và khi bạn không đi giày tập, hãy để nó ở nơi khô ráo ấm áp – như ngăn tủ thoáng khí là hoàn hảo.

Dược sĩ cũng sẽ có thể tư vấn về kem và thuốc bột để điều trị nấm.

Bệnh nấm da chân có thể khó chữa khỏi ở người bị bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Theo DM

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN