Chốn công sở nên biết mình là ai!

Sếp là một nhà lãnh đạo nhưng vẫn chỉ là con người. Dưới áp lực của công việc bộn bề, không ai có thể lúc nào cũng là một nhà quản lý hoàn hảo. Sếp nữ cũng thế. Những nhân viên công sở thấy bức bối, khó chịu với sếp nữ nhưng lại không biết rằng, chính bản thân cách hành xử của họ là nguyên nhân gây nên căng thẳng trong văn phòng.

Sếp quá lời, nhân viên phản kháng

Thu (23 tuổi) là nhân viên mới thuộc bộ phận kinh doanh của  công  ty truyền thông M và trưởng phòng kinh doanh là một  chị  đứng tuổi,  khó  tính  và chuyên “hét ra lửa”. Mới chân ướt chân ráo vào công  ty, cô luôn  cảm  thấy  căng thẳng. Những lần  bị chị  sếp  vặn  vẹo  để  “thử sức nhân tài” hoặc la mắng vì Thu chưa quen việc, cô chỉ biết cúi đầu  khóc rấm rứt. Nhưng ngày  nọ, toàn  bộ nhân viên được  “rửa  tai” khi chứng kiến  cảnh cô nhân viên  mới  hét  lại  khi  bị  mắng là “não  đậu  hũ”, “đầu  đất sét”,  rồi thì “chị không hiểu  em  ăn  học  bao  nhiêu năm mà  sao  em  lại  ngu  ngốc  và thiếu  suy nghĩ  như vậy, đầu  em để đó là chỉ trang trí cho  thân người  thôi  à?”… Thu đanh mặt trả lời: “Vâng, thì em không biết suy nghĩ  nên  em  mới làm  lính  của  chị,  chị có  giỏi  thì  vào  đây  mà  làm  thử,  đừng đứng chỉ tay 5 ngón  và quát như thế, em không thấy  phục…”.  Lời qua  tiếng  lại, cả chị sếp  lẫn cô nhân viên đều  đỏ mặt tía tai cho  đến  khi đích  thân giám  đốc điều hành xuống  dàn  hòa  thì mọi  việc mới tạm êm xuôi. Sau lần đó, chị trưởng phòng bị ban giám đốc buộc làm bản kiểm điểm vì có thái độ hành xử chưa đúng trước mặt nhiều người, còn Thu thì cũng nộp đơn xin thôi việc sau ngày hôm ấy.

Cô cũng nhận thấy mình sai khi cứ lẳng lặng làm mà không đưa ra ý kiến, không hỏi lại sếp ngay khi chưa hiểu việc. Đi đến một công ty khác, cô cũng bị cho nghỉ việc vì chậm chạp, không đủ năng lực nhưng lại không nỗ lực và chăm chỉ, Thu đi tìm một công việc đơn giản hơn và thấy những khó chịu mình phải đón nhận cũng giống như những khó chịu mà cô gây ra cho cấp trên hầu hết là do không hiểu việc và không chịu trao đổi.

sep-la-mang-9

Phản ứng thiếu cân nhắc: nói sau lưng hay trước mặt?

Một ví dụ khác, Bảo Ngọc, nhân viên hành chánh, tính tình vốn thẳng ruột ngựa nên khi có chuyện gì bực mình là cô oang oang trong văn phòng, thậm chí là có những bức xúc trong công việc hay không hài lòng với các quyết định mà vị sếp mới về ban hành, thay đổi, cô cũng tuôn ra ào ạt trước mặt các đồng nghiệp với thái độ bị cho là xấc xược và thiếu tinh thần xây dựng. Rồi đến một ngày nọ, cô nhận được giấy báo cho thôi việc vì công ty giảm biên chế và một số lý do xyz kèm theo. Ai cũng hiểu rằng, Ngọc là ví dụ để các nhân viên khác “trông vào” mà rút kinh nghiệm!

sep-la-mang-6

Biết mình là ai!

Với sếp nào cũng vậy, việc kiểm soát được cảm xúc ở trạng thái cân bằng nhất có thể là điều cần thiết nhất trong công việc. Sếp nữ làm được điều này thường cư xử khéo léo, thông minh để cấp dưới thoải mái mà vẫn làm việc tốt.

Còn nhân viên của sếp nữ, cần cẩn trọng trong từng quyết định, hành vi, lời nói. “Có cá tính và chính kiến” nhưng cũng cần biết “lắng nghe và tiếp thu” thì mới có thể tồn tại trong mọi môi trường. “Bạn có thể không biết sếp là ai, nhưng cần biết mình là ai” là lời khuyên của một chuyên gia tư vấn tâm lý trong những buổi giáo dục kỹ năng công sở.

Cũng cần nói thêm, với nhân viên, đừng đặt nặng suy nghĩ “mình là lính, mình đang bị sai khiến” mà hãy nghĩ “mình là một cộng sự” và thực hiện công việc đúng trách nhiệm. Nếu bạn biết quan tâm ở mức độ vừa phải với cấp trên, chia sẻ một cách chân thành thì chẳng có sếp nữ nào gây khó chịu cho bạn cả.

Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN