Vì sao bạn vẫn không có được công việc tốt?

Có nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy thật bất công, tại sao bạn bè và những người xung quanh có cùng năng lực như mình, thậm chí còn thua kém mình nhưng họ lại có được một công việc đáng ngưỡng mộ, còn bạn cứ  mãi loay hoay mà chẳng đâu ra đâu!

Thật ra, năng lực chỉ là một trong những nhân tố giúp bạn thành công mà thôi. Có những kiểu tâm lý, thậm chí có thể nói là thói quen, nếu như bạn không chịu thay đổi thì chắc chắn những công việc tốt sẽ không bao giờ “có duyên” với bạn.

1. Ôm cây đợi thỏ: Mọi chuyện đều “đợi”

X. tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí, trong hai năm đầu đã từng làm qua nhiều vị trí như sale, trợ lý hành chính, trợ lý dự án… nhưng không có việc gì thành thạo cả. Với anh, nào là môi trường không tốt, đãi ngộ quá thấp, rồi thì trình độ sếp không cao! Còn nói: “Đợi tìm được công việc tốt rồi, tôi cũng sẽ làm thật tốt, nỗ lực hết mình”. Thế là, cái câu “chưa có công việc tốt” trở thành vật cản lớn nhất của X.

@ Một công việc tốt không phải chờ đợi mà có được, nó phải do bản thân bạn tìm tòi, tích lũy, biết tiến thủ mà nên. Đầu tiên bạn phải trải qua cả quá trình thăm dò, định vị nghề nghiệp, sau đó lại phải tích lũy kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên ngành, rồi đào sâu nghiên cứu theo một hướng chuyên sâu nhất định, có như vậy cuối cùng bạn mới có được một nghề sinh nhai ổn định cho mình. Hãy nhớ là: nếu bạn mãi chờ đợi không định hướng thì công việc tốt sẽ chẳng bao giờ từ trên trời rơi xuống đâu.

waitingforinterview21112011_c5045

2. Tham vọng quá cao: Mọi chuyện đều thấy “tầm thường”

C. học chuyên ngành kinh doanh ở Canada trở về nước làm trợ lý bộ phận thị trường cho một doanh nghiệp nước ngoài. Làm việc chưa được nửa năm nhưng anh luôn cảm thấy công việc này đối với mình mà nói cứ như “tài cao mà không có đất dụng võ”. C. cho rằng việc mình đang làm thật vụn vặt, nào là thu thập số liệu cho chủ quản, viết phân tích đơn giản mà thôi, những kế hoạch hay hạng mục lớn đều không được đụng vào. Vì vậy mà anh thấy không học hỏi được gì, không có giá trị và tâm trạng tiêu cực trong lòng càng ngày càng lớn.

@ Không ít người mới đi làm đều phàn nàn rằng công việc thiếu tính thách thức, tài năng của mình không được phát huy. Do đó họ không muốn làm những việc quá “bình yên” và luôn xem thường vị trí mình đang có, không tận tâm tận lực. Thật sai lầm khi bạn giữ suy nghĩ này! Nền tảng cho sự nghiệp lâu dài phải do bạn tự sáng tạo giá trị nghề nghiệp của mình, nâng cao những điểm then chốt cho sức cạnh tranh. Nếu như nền tảng ban đầu của bạn không có, hoặc bạn không biết tận dụng nó thì làm sao có thể trông đợi sự tiến bộ ở tương lai? Những thành tích nhỏ bạn có được không bao giờ là lãng phí thời gian, sức lực cả, bởi vì có ngày chúng sẽ đền đáp cho bạn những thành tựu lớn mà bạn không ngờ đến.

3. Không cần hoàn chỉnh: Mọi chuyện đều “gần được rồi”

S. học ngành thiết kế nội thất, sau khi tốt nghiệp vào làm thiết kế cho một công ty nhỏ. S. thường được phân công nhiệm vụ trang trí cửa hiệu giản đơn, nhưng anh lại làm không chu đáo, thường bị khách hàng phản ảnh nhiều lần. Quan trọng hơn là anh sai sót ở những chi tiết nhỏ nhặt. Tuy nhiên, S. không thừa nhận điều đó, luôn cho rằng khách hàng bới lông tìm vết. Anh nghĩ “mấy điểm nhỏ này cũng gần ổn rồi, hà khắc quá thì lỗ vốn mà thôi”.

@ Steven Paul Jobs có thể nói là rất theo đuổi sự hoàn mỹ, song cũng chính vì vậy mà ông có thể trở thành người đi tiên phong xuất sắc. Bạn hãy thử nhìn những đồng nghiệp, cấp trên ưu tú xung quanh mà xem, họ làm việc không những “làm đúng”, mà quan trọng hơn họ còn đòi hỏi để “làm tốt”. Trong công việc, thật ra không phải sếp hay khách hàng bới lông tìm vết mà là tầm nhìn của họ rộng hơn. Đừng quên là có rất nhiều người cạnh tranh cùng lĩnh vực với bạn, chỉ cần có người làm tốt hơn bạn cho dù chỉ một chút xíu thôi, thì những công việc tốt, những cơ hội tốt có thể sẽ đến với họ mà không phải bạn đấy.

1371031964-vogioicoithuongnhachong-tam-eva1

4. Không biết tiến thủ: Mọi chuyện đều “không có gì đáng tranh giành”

D. làm kế toán cho doanh nghiệp nhà nước đã bảy năm. Bốn năm đầu mỗi năm đều tăng lương 500.000VND nhưng ba năm sau thì không có động tĩnh gì nữa, thăng chức cũng chưa từng. Hai năm đầu anh còn không cam tâm, cho rằng mình phải tranh chức trong tập thể, phải tranh lấy mức lương cao hơn. Nhưng mà sau đó biết được phải thi bằng kế toán cao cấp này nọ thì anh im lặng luôn. D. bắt đầu tự an ủi mình: “Cuộc sống hiện tại cũng tốt, công việc không mệt lắm, cũng ổn định, yên ổn là được rồi, tranh giành chi cho phiền phức”.

@ Những người như D. kỳ thực khá phổ biến trong chốn công sở. Lúc đầu có thể họ còn nhiệt huyết nhưng do không biết định vị được nghề nghiệp, lại không có kế hoạch hoàn thiện công việc, thêm vào những khó khăn thất bại đã khiến họ tiêu hao hết phần nhiệt huyết đó. Người ta nói “thương trường như chiến trường”, trong xã hội phát triển chóng mặt như hiện nay, cạnh tranh công việc nếu không tiến thì sẽ lùi, nhất là ở những thành phố lớn, nhân tài không thiếu, nếu bạn không có kỹ năng vững, lại không ham học hỏi, không cầu tiến bộ, thế thì khả năng bạn bị thay thế càng cao.

5. Sai đâu đánh đó: Mọi chuyện đều “tất cả nghe theo chỉ huy”

T. vừa tốt nghiệp một năm, anh vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về tương lai, mục tiêu, thậm chí là phải làm việc thế nào. Tuy làm việc chăm chỉ, mẫn cán nhưng việc của anh bao giờ cũng phải được sếp hay quản lý sắp xếp cho, hoặc dạy anh cụ thể phải làm sao thì anh mới có thể chấp hành được. T. luôn cảm thấy mọi người coi thường anh, mỗi lần anh hỏi, họ đều im lặng khiến anh rất uất ức. Kỳ thực T. đang khiến cấp trên anh rất đau đầu vì phải chỉ việc anh như một học sinh vậy.

@ Làm việc không giống như bạn học tiểu học, nhất nhất nghe lời chỉ huy thì không thể được rồi. Công sở đòi hỏi bạn phải duy trì một trình độ tương đối cao về kỹ năng, tâm thái tích cực lạc quan và lòng kiên nhẫn mạnh mẽ. Làm việc cần phải năng động, có chủ kiến, tự nâng cao hiệu suất của mình, tích lũy dần dần thì bạn sẽ biết “tự thân vận động” mà không cần ai “cầm tay chỉ việc” nữa.

cong so

Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN