Sướng như phụ nữ Pháp!

Trải qua hai kỳ phát hành, chuyên mục Sống ở nước ngoài của ấn phẩm Phụ Nữ Ngày Nay đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của độc giả.

Nhiều bạn đọc đang sống và làm việc ở nước ngoài đã liên hệ với Phụ Nữ Ngày Nay mong muốn được chia sẻ những trải nghiệm về nơi mình đang sống nhằm đem lại góc nhìn thực tế về những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam ở các quốc gia khác. Trong tháng 3-2014, Phụ Nữ Ngày Nay hân hạnh được trò chuyện với chị Lê Nguyễn Huyền Trân, một phụ nữ công sở đã sang Pháp học tập và làm việc hơn sáu năm.

Chào chị Lê  Nguyễn Huyền Trân, PhNữ Ngày Nay rất vui khi nhận được sự chia sẻ về cuộc sống của phụ nữ ở Pháp. Chị có thể tóm tt quá trình học tập và làm việc ca mình tại Pháp?

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, tôi đã có thời gian làm việc tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Phát hành sách FaHaSa. Cuối năm 2008, tôi quyết định đến Pháp để thực hiện ước mơ du học mà mình theo đuổi từ lâu. Sau khi hoàn tất một khóa học tiếng Pháp tại trường Đại học Savoie, thành phố Chambéry, tôi được nhận vào học năm cuối đại học tại trường đại học Paris 7, ngành Ngôn ngữ thông tin. Sau đó, tôi lần lượt theo học và lấy bằng thạc sĩ ngành Quản lý thông tin và tài liệu, ngành Khoa học giáo dục và ngành Xử lý văn bản số (ngành mới mở tại Pháp cũng như trên thế giới và tôi là một trong 12 sinh viên đầu tiên) tại trường đại học Paris 8.

Hiện tôi đang làm việc tại một tổ chức phi chính phủ, phụ trách trang website của tổ chức này, song song với việc hoàn tất luận văn tốt nghiệp của ngành học Xử lý văn bản số.

Trong quá trình theo học tại Pháp, tôi đã làm rất nhiều việc bán thời gian, một phần để có thể chi trả những chi phí sinh hoạt trong cuộc sống, phần khác để có thể trải nghiệm, học hỏi thêm tiếng Pháp hay cách làm việc của người Pháp. Tôi luôn cảm thấy mình là người may mắn vì đã được trải nghiệm qua các loại hình công việc khác nhau: từ phục vụ bàn, phụ bếp, giặt ủi… đến phát thanh viên trong đài phát thanh Radio trường đại học Paris 8, giáo viên mầm non tại trường mầm non blaise Pascal tại quận Vitry Sur Seine.

Ngoài thời gian học tập, tôi cũng thường xuyên tham gia các hoạt động của Hội sinh viên Việt Nam cũng như Hội Việt kiều tại Pháp.

song o nuoc ngoai 2 copy

Ti sao chị lại chọn học tiếng Pháp và  du học Pháp trong khi tiếng Anh mới là ngôn ngữ quốc tế và các nước nói tiếng Anh thường là lựa chọn “an toàn” của hầu hết du hc sinh Việt Nam?

Đúng là tiếng Pháp không được phổ biến trên thế giới bằng tiếng anh, cộng đồng các quốc gia sử dụng tiếng Pháp cũng ít hơn hẳn cộng đồng sử dụng tiếng Hoa hoặc tiếng anh dẫn đến việc các nền giáo dục không ưa chuộng tiếng Pháp cho lắm. Tuy nhiên, lẽ thường “cái gì hiếm thì sẽ quý” (cười). Trước tiên, tôi chọn du học Pháp vì học phí gần như bằng 0 nếu bạn được nhận vào hệ thống đại học công lập của Pháp.

Không những thế, để mở rộng việc sử dụng tiếng Pháp, Chính phủ Pháp thường có những chính sách hỗ trợ cho các chương trình dạy và học tiếng Pháp tại các quốc gia khác. Ví dụ như bản thân tôi là một trong những học sinh nhận được bảo trợ của Hội Việt Pháp khi học cấp 2 tại trường THCS bình Hòa, quận bình Thạnh. Đây là một điểm rất thuận lợi cho các bạn mong muốn đi du học nhưng lại không có điều kiện tài chính dư dả.

Ngoài ra, sinh viên nước ngoài tại Pháp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở, học phí, bảo hiểm y tế như một sinh viên bản địa. Nước Pháp được biết đến như một trong những nước có chính sách hỗ trợ cho sinh viên tốt nhất. Đơn cử như việc sinh viên sẽ được hỗ trợ 50% tiền thuê nhà và khoảng 70% chi phí đi lại hàng tháng. Thậm chí, các đôi yêu nhau “góp gạo thổi cơm chung” còn được ưu đãi đến 70% tiền thuê nhà. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ hay bằng cấp tương đương, sinh viên nước ngoài cũng có thể ở lại Pháp để làm việc. Nói chung, với tôi, việc du học Pháp có nhiều thuận lợi và ưu điểm hơn hẳn các nước khác.

 Vi những ưu điểm này, việc du học Pháp có vẻ là lựa chọn thích hợp cho nhiều phụ nữ công sở muốn thay đổi môi trường sống hoặc đầu tư cho con cái của họ. Chị có những lời  khuyên nào  dành cho  người muốn du học Pháp?

Tôi nghĩ nếu bạn có mong muốn du học hay định cư tại Pháp thì nên có định hướng từ rất sớm, có thể là từ bậc trung học vì tiếng Pháp không dễ học, sẽ rất khó khăn nếu bạn chuyển từ học tiếng anh sang tiếng Pháp sau khi tốt nghiệp đại học. bằng đại học ở Việt Nam chỉ được chấp nhận theo học thạc sĩ tại Pháp nếu bạn có đủ khả năng ngôn ngữ, bạn học thạc sĩ theo đúng chuyên ngành đại học mà bạn đã tốt nghiệp và có kế hoạch học tập cụ thể để trình bày khi nộp hồ sơ đăng ký. Rất nhiều du học sinh mà tôi biết đã không thể hoàn tất việc học do rào cản ngôn ngữ dù đủ tiêu chuẩn khi xét đầu vào. Vì thế, các bạn nên cân nhắc thật kỹ để tránh dang dở.

Sau một thời gian dài hòa nhập với văn hóa Pháp, chị có thể chia sẻ đôi điều với bạn đọc PhNữ Ngày Nay về cuộc sống của người phụ nữ Pháp hay không?

Sau sáu năm ở Pháp, tôi tự rút ra một câu thành ngữ “Sướng như phụ nữ Pháp!”. Quả thật, so với phụ nữ ở các nước khác, ngay cả các nước châu Âu, người phụ nữ Pháp có nhiều điều kiện để tận hưởng cuộc sống hơn.

Trước tiên, các chính sách xã hội ở Pháp đã giảm nhẹ gánh nặng chi phí cho người phụ nữ rất nhiều. Y tế, giáo dục ở Pháp gần như là miễn phí. Đối với những gia đình có thu nhập thấp còn được hỗ trợ tiền nuôi con mỗi tháng khoảng 400-500EUR cho mỗi đứa con đến khi hoàn tất việc học và tối đa là đến năm 25 tuổi. Những gia đình dưới ngưỡng thu nhập thấp được thuê nhà của Chính phủ với giá chỉ bằng 1/5 giá thuê nhà bình thường và hỗ trợ một phần sinh hoạt phí. Đặc biệt, các bà mẹ đơn thân còn được hưởng nhiều ưu đãi, hỗ trợ hơn nữa. Chính phủ Pháp cũng có nhiều chính sách bảo về quyền lợi của người lao động như quy định chống sa thải, quy định mức lương tối thiểu không dưới 1.400EUR/tháng trong khi sinh hoạt phí cho một người độc thân dưới 500EUR/tháng.

Đặc biệt ở Pháp, quyền lợi của phụ nữ luôn được luật pháp bảo vệ và ưu tiên tối đa. Trong trường hợp ly dị và không có hợp đồng tiền hôn nhân quy định cách phân chia tài sản thì phần lớn tài sản trong giai đoạn chung sống sẽ thuộc về người vợ. Người chồng còn buộc phải chu cấp toàn bộ sinh hoạt phí cho người vợ đến khi người vợ tái hôn.

Đàn ông Pháp rất tự giác trong việc chia sẻ việc nhà với vợ. Họ xem đó là trách nhiệm của mình chứ không phải là “đang giúp vợ”. Ở Pháp, bạn cứ quan sát các cặp vợ chồng đẩy con đi chơi trong công viên thì sẽ thấy rõ sự khác biệt. Trong các gia đình vợ chồng người Pháp thì người chồng sẽ là người ẵm bế hay cho các bé ăn, còn trong các gia đình gốc Á thì đó là việc của người phụ nữ..

song o nuoc ngoai

Nếu thế thì cuộc sống ở Pháp quả là niềm mơ ước với nhiều người nhưng việc nhập quốc tịch Pháp có dễ dàng không, đặc biệt là đối với phụ nữ Việt Nam?

Theo tôi nhập tịch sẽ không là khó khăn nếu bạn đáp ứng được đủ điều kiện. Dễ dàng nhất vẫn là nhập quốc tịch theo diện kết hôn với người có quốc tịch Pháp. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần đáp ứng điều kiện có thể giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức độ trung cấp. Nếu bạn muốn nhập quốc tịch sau khi kết thúc thời gian du học tại Pháp thì phải có công việc và hợp đồng làm việc không thời hạn, công việc liên quan đến bằng cấp bạn học, hạn mức tiền lương tối thiểu cho từng loại bằng cấp của bạn (ví dụ, quy định mức tiền lương tối thiểu cho một thạc sĩ là 2.500EUR/tháng).

Pháp cũng là nước có cái nhìn cởi mở đối với người nhập cư. Chỉ cần bạn có khả năng ngôn ngữ và một tinh thần cầu tiến thì sẽ dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với trình độ. Người Pháp hiếu khách và trân trọng phụ nữ. Từ khi sang Pháp, dù đi làm hay đi học, tôi đều được ưu tiên hơn các bạn Pháp. Họ nghĩ rằng một người nước ngoài như tôi nếu cố gắng làm việc bằng với người Pháp tức là đã giỏi hơn người Pháp rồi.

Nhưng cũng có những khó khăn kèm theo?

Tất nhiên, đời sống ở Pháp không phải là thiên đường cho tất cả. Một số bạn gái của tôi là những phụ nữ công sở đang có việc làm ổn định tại Việt Nam thường hỏi tôi có nên tìm cách sang Pháp định cư hay không? Câu trả lời của tôi là không nếu bạn không thông thạo tiếng Pháp. Ngay cả với hình thức nhập quốc tịch dễ dàng nhất là theo diện kết hôn thì bạn vẫn phải chấp nhận một thực tại là bạn sẽ phải sống phụ thuộc vào chồng hoặc phải làm một công việc tay chân như phục vụ nhà hàng, quét dọn… để mưu sinh chứ không thể có một công việc văn phòng như ở Việt Nam. Ở Pháp, với bằng cấp cử nhân hay thạc sĩ của các hệ giáo dục nói tiếng anh dù là của các nước tiên tiến cũng vẫn rất khó tìm việc làm nếu bạn không thông thạo ngôn ngữ bản địa.

Một số người nghĩ rằng chỉ cần tìm cách sang Pháp bằng con đường du học hoặc du lịch và ở lại sau khi hết visa thì có thể có được một cuộc sống sung túc, dư dả nhưng điều này không đúng. Ở Pháp, nếu không có giấy tờ cư trú hợp pháp thì không một người sử dụng lao động nào dám thuê mướn bạn và bạn cũng không được hưởng bất kỳ chính sách y tế, xã hội nào.

Ngoài ra, nếu bạn kết hôn với người Pháp cũng cần chú ý  đến những khác biệt văn hóa. Đàn ông Pháp rất sòng phẳng và rạch ròi kể cả trong tài chính và tình cảm. Mọi chi phí trong gia đình sẽ được chia đều cho cả vợ và chồng. Họ cũng không sẵn lòng nuôi vợ thất nghiệp và một khi đã hết tình cảm hoặc có tình cảm với người khác thì họ sẽ ly hôn. Ở Pháp, ngoại tình là tội lỗi nhưng ly hôn để đến với người khác là chuyện bình thường.

Chị tâm đắc nhất điều gì trong thời gian sống ở Pháp?

Tôi học được ở phụ nữ Pháp tính độc lập và tôn trọng giá trị của bản thân. Ngoài những yếu tố thuận lợi về xã hội, chính sách mà tôi đã kể trên thì phụ nữ Pháp có tính cách khá mạnh mẽ nên dễ dàng tự cân bằng và tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Họ dành nhiều thời gian cho bản thân và không để hạnh phúc của mình phụ thuộc vào mối quan hệ với một người đàn ông nào đó.

Phụ nữ Pháp chấp nhận những thay đổi trong cuộc sống như tuổi già, ly hôn với một thái độ rất bình thản. Họ hay nói “C’est la vie” (cuộc sống là như thế đó) và nhìn mọi việc dưới góc độ tích cực nên luôn vui vẻ, yêu đời.

Rt cám ơn sự chia sẻ của chị. Chúc chị thành công hơn nữa trong cuộc sống!

Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN