“Là phụ nữ, bạn muốn thể hiện vai trò gì ngoài xã hội cũng được nhưng ở trong gia đình, dứt khoát không được từ bỏ vai trò nội tướng. Không ai khác, chính bạn là người chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình bằng cách nêm yêu thương vào từng món ăn. Tôi cũng áp dụng tất cả những điều ấy vào việc kinh doanh nhà hàng của mình…”, chị Đỗ Thị Bích Hạnh – Người sáng lập thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú với khẩu hiệu “Năng lượng để sống khỏe”, chia sẻ với Phụ Nữ Ngày Nay.
- Kiều Bích Hậu – Chọn mục tiêu thông thái, sống kỹ, và yêu thương
- Trần Võ Hiếu Thuận: “Nguyên tắc làm việc của tôi là trắng đen rõ ràng”
- Phan Thị Ngọc Mai: “Đơn giản không có nghĩa là qua loa”
“Dù kinh doanh nhà hàng thật nhưng tôi vẫn nghĩ rằng bữa ăn gia đình mới là quan trọng nhất. Với mỗi gia đình, một tháng ăn nhà hàng một lần là đủ rồi!”, chị Bích Hạnh chia sẻ thêm.
Giỏi nội trợ mới là phụ nữ
Nhưng không phải phụ nữ nào cũng có thời gian để dành cho gian bếp của mình chị à. nhiều người luôn than rằng họ trăm công ngàn việc rồi, về đến nhà chỉ muốn nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống thôi nên chọn giải pháp ăn hàng cho khỏi… rách việc. Chị nghĩ sao?
Từ góc độ của mình, là một doanh nhân, tôi cũng phải nói rằng tôi không hề… rảnh rỗi. nhưng tôi chưa bao giờ bỏ nấu những bữa ăn cho gia đình mình trừ khi đi công tác vắng. tôi nghĩ việc tề gia nội trợ không khiến bạn mệt mỏi hay mất quá nhiều thời gian. Quan trọng ở đây là tình yêu thương bạn dành cho gia đình mình, mong muốn thể hiện đúng với vai trò là “giám đốc dinh dưỡng”, “chuyên gia chăm sóc sức khỏe” cho từng thành viên trong gia đình. chỉ cần có những điều ấy thôi, chắc chắn bạn sẽ không ngại vào bếp.
Vậy, chị có thể chia sẻ cho độc giả Phụ Nữ Ngày Nay những bí quyết để chị có thể chuẩn bị được những bữa ăn ngon lành, đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình, khi vẫn đang là một doanh nhân bận rộn?
Người ta nhắc đến người làm “tướng” tức là người lập kế hoạch, chỉ huy, truyền năng lượng… Bởi vậy, mỗi bà nội tướng đều cần có một kế hoạch cụ thể cho gian bếp của mình. thực đơn tuần gồm những món gì, định lượng ra sao, thực phẩm cần mua là gì. thậm chí, là công thức của từng món, nếu cần. Mỗi tuần chỉ cần đi chợ 1 – 2 lần là đủ. chỉ mua đúng những thứ đã “hoạch định”. “Đóng gói” thực phẩm theo từng ngày. Món nào cần sơ chế thì sơ chế trước. như thế, mỗi ngày, bạn chỉ cần khoảng 30 phút là đã hoàn thành một bữa ăn tối đơn giản mà ngon lành và đủ dinh dưỡng rồi. Và ngay cả khi nhà có tiệc đi chăng nữa, thì bạn cũng không mất quá nhiều thời gian nấu nướng vất vả đâu, nếu bạn biết rõ trước là bạn sẽ nấu những gì cho bữa tiệc ấy!
Xin hỏi điều này nhé, nhà chị có người giúp việc không?
Có chứ! nhưng tôi cũng xin nói ngay là người giúp việc không thể thay thế vai trò của tôi trong gia đình được. Bác ấy có thể giúp tôi đi chợ, phân loại và sơ chế thực phẩm… nhưng công đoạn tẩm ướp, nấu nướng nhất thiết là tôi phải “nhúng tay” vào. Mình phải biết khẩu vị của từng người trong gia đình, thể trạng ra sao, tình hình sức khỏe thế nào để điều chỉnh về dinh dưỡng. tôi không cho điều này là vất vả mà đó là “thiên chức” mà thượng đế đã ban cho phụ nữ chúng ta.
Khách hàng của tôi vừa sỹ vừa phú
Lúc khởi nghiệp kinh doanh, tại sao lại là lẩu, thưa chị?
Tôi muốn nói về mẹ mình, bởi niềm đam mê với gian bếp của tôi chính là chịu ảnh hưởng rất lớn từ bà. tôi nhớ mãi món canh “trứ danh” mẹ nấu cho bố. Bố tôi là lái xe đường dài, rất vất vả. Mỗi khi ông về nhà, có thể không ăn gì nhưng luôn ăn hết bát canh mẹ nấu để phần sẵn. Cũng chẳng phải sơn hào hải vị gì đâu, chỉ là xương lợn ninh kỹ, cùng với rau củ quả tươi ngon: khoai tây, cà rốt, su hào, bắp cải, cần tây… mùa nào thì thức đó. Bát canh trong veo, ngọt lịm, tươi mát mà “húp vào là tỉnh cả người”, bố tôi nói vậy.
Sau này, khi có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về ẩm thực thì tôi nhận thấy rằng trong văn hóa ẩm thực từ Đông sang tây, món canh (soup) luôn đóng vai trò rất quan trọng – trung hòa cho bữa ăn. Lẩu cũng là món dễ hấp thu. Đặc biệt, hình thức lẩu một người rất văn minh: hợp vệ sinh và có thể định lượng cân bằng tốt về dinh dưỡng cho từng người. Đó là lý do tôi bắt đầu với lẩu. Và ngay cả sau khi chuyển sang kinh doanh một nhánh ẩm thực khác với thương hiệu “chậm”, tôi cũng đặc biệt chú ý đến món canh và món hầm bổ dưỡng.
Và tại sao lại là lẩu nhật Bản?
Tôi thích món lẩu nhật Bản vì nó có những đặc trưng riêng, rất tốt cho sức khỏe. thực phẩm ăn kèm phải luôn đảm bảo sự tươi ngon, không qua chế biến, tẩm ướp; nước dùng đặc biệt có độ ngọt, thanh, không béo nên có thể giúp cho các thực phẩm khác ăn kèm giữ nguyên được hương vị tuyệt vời vốn có.
“Chậm” để thưởng thức hương vị cuộc sống
Chị có nhắc đến “Chậm” với giọng rất trìu mến. Hẳn là chị cũng gửi gắm nhiều tình cảm với thương hiệu mới này?
Chúng tôi quyết định sáng lập thương hiệu ẩm thực “chậm” trong một thời gian rất ngắn. Đặt tên thương hiệu là “chậm” vì tôi thấy rằng, chúng ta đang sống “quá nhanh”, vì thế đôi lúc cũng cần “chậm” lại để cảm nhận về cuộc sống. cần những giây phút chia sẻ, chăm sóc cho chính mình, gia đình và những người thân quý, như vậy thì cuộc sống mới thi vị hơn. “chậm” hơn trong cách chế biến là cách để mang lại cho thực khách những món ăn đủ đầy dinh dưỡng và vẹn tròn hương vị. “chậm” hơn trong thưởng thức sẽ giúp thực khách cảm nhận được những giá trị mà chúng tôi gửi gắm ấy.
Và “Chậm” có mang ý nghĩa cốt lõi “năng lượng để sống khỏe” như Sỹ Phú không, thưa chị?
Điểm chung của Sỹ Phú và chậm là sự mong muốn được cung cấp cho thực khách những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng để giúp họ có thể tái tạo năng lượng sống. “chậm” sẽ xuất hiện ở những trung tâm thương mại – là những nơi mà nhịp sống thường lại rất… nhanh nhưng tôi hy vọng đây sẽ điểm dừng chân đúng nghĩa với mỗi người. theo tôi, “sống chậm” cũng là “sống khỏe”. học cách hít thở đúng, chậm lại, sâu hơn, đều nhịp. chú trọng hơn đến việc ăn uống đúng cách. Ăn chay rất tốt cho sức khỏe vì không có quá nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể thay các món chiên, rán, xào bằng luộc và không dùng quá nhiều gia vị. Bên cạnh đó, cũng cần có sự rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, hàng ngày. Luôn có tâm thái lạc quan vì cái tâm sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể mình trước. chậm được từng ấy thứ, chắc chắn là sẽ khỏe thôi (cười)!
Câu hỏi cuối nhé, chị “khuyên” thực khách nên đi ăn nhà hàng mấy lần mỗi tháng?
Tôi nói rồi mà, bữa ăn gia đình vẫn là quan trọng nhất! hãy coi mỗi lần đi ăn nhà hàng là một lần bạn trải nghiệm các nền văn hóa ẩm thực khác nhau để trở lại “nâng cấp” bữa ăn gia đình mình. Đi ăn nhà hàng một lần một tháng, cùng với gia đình, có lẽ là đủ rồi!
Phụ Nữ Ngày Nay