12 tác dụng phụ khá nguy hiểm khi tập thể dục nhiều người phải đối mặt

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và sức dẻo dai cho cơ bắp, đồng thời đây là hoạt động giúp xả stress, giúp ngủ ngon, giảm cân giữ vóc dáng. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng không mong muốn sẽ xảy ra khi tập thể dục, biết được để tránh sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro khi tập thể dục. 

Lưu ý:

Với những người đang áp dụng chế độ tập luyện giảm cân hoặc điều trị bệnh nên tìm đến chuyên gia và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để đạt được hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro về sức khỏe khi tập luyện.

Co giật cơ bắp

co giat co bap

Nguyên nhân:  Sở dĩ có sự co thắt cơ bắp là do kiệt sức và mất cân bằng chất điện giải khi tập luyện.

Phải làm gì: Luôn phải uống nước trước khi tập luyện, lựa chọn tốt nhất là nước lọc, tuy nhiên có thể uống nước thể thao có chứa vi lượng cần thiết cho cơ thể nếu tiếp tình trạng trên tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, đừng quên khởi động nhẹ nhàng cơ bắp trước khi bắt đầu một bài tập.

Viêm xoang, nghẹt mũi

nghet muiNguyên nhân: Vận động khiến cơ bắp giãn nở ra, sẽ thu hẹp mạch máu trong xoang. Tuy nhiên, viêm vú hoặc dị ứng cũng dễ gây viêm xoang.

Phải làm gì: Hãy tập luyện trong phòng có máy lạnh. Khi ra ngoài nên tránh những nơi có không khí ô nhiễm, đặc biệt là đường ồn ào, bụi bặm.

Ngứa

ngứaNguyên nhân: Hoạt động cơ bắp làm cho tim bơm máu nhiều hơn, đồng thời mờ rộng các mạch và mao mạch. Nó sẽ kích hoạt và thúc đẩy dây thần kinh gửi tín hiệu đến não thông báo là ngứa.

Phải làm gì: Nên thường xuyên đến phòng tập thể dục, bộ não sẽ quên các kích hoạt và ngừng phản ứng lại. Khoảng cách giữa các lần tập các xa thì bạn càng bị ngứa nhiều. Nếu có hiện tượng phát ban nên đi gặp bác sĩ để được chữa trị.

Tiêu chảy

tieu hóa

Nguyên nhân: Tập luyện khiến cơ bắp rung động cộng hưởng với đường tiêu hóa dẫn đến tác dụng phụ là bị tiêu chảy. Triệu chứng này thường gặp ở những người chạy bộ.

Phải làm gì: Nên ăn 2 giờ trước khi tập luyện, và loại trừ các thức ăn béo, tránh thức phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, đừng quên vận động, làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.

Buồn nôn

buon nonNguyên nhân: Máu chảy đột ngột đến dạ dạy, khiến các cơ dạ dạy chuyển động nên tạo ra cảm giác khó chịu trong dạ dày.

Phải làm gì: Không ăn nhiều chất xơ vào những ngày đang tập luyện, không nên ăn trước khi đi tập thể dục. Nếu cảm thấy buồn nôn hãy uống vài ngụm nước, hoặc nước thể thao, uống nước soda cũng tạo cảm giác thoải mái hơn. Ngoài ra, nhai kẹo cao sư cũng giúp tăng mức glucose trong máu sẽ cải thiện tốt tình trạng này.

Chóng mặt

chóng mặtNguyên nhân: Máu lưu thông đột ngột, thân nhiệt tăng cao khi vận động hoặc dừng tập đột ngột là nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt.

Phải làm gì: Khởi động và làm giãn cơ bắp trước khi tập luyện. Không nên tập quá mức, nên dừng nghỉ giữa các lần tập để máu chảy lên não. Khi có dấu hiệu bị chóng mặt nên ngồi xuống nghỉ ngơi để máu lên não.

Tê chân

tê chanNguyên nhân: Nguyên nhân chân bị sưng là do nhiệt từ các cơ tăng lên, hoặc do mang giày sai kích cỡ khi tập luyện. Ngoài ra, chứng viêm dây thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng chân.

Phải làm gì: Di chuyển các ngón chân thường xuyên để đảm bảo lưu thông máu tốt hơn. Đi giày thể thao đúng kích cỡ chân.

Vết thâm tím

vết thâm tímNguyên nhân: Mạch yếu, chế độ ăn uống không lành mạnh, và chấn thương.

Phải làm gì: Nên cẩn thận khi tập luyện, không nên tập quá sức, tăng nhóm thực phẩm giàu vitamin C. Nên đi gặp bác sĩ nếu như tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

Đau bên hông

đau hongNguyên nhân: Đau bên hông là triệu chứng phổ biến mà những người chạy bộ thường gặp phải. Nguyên nhân là do máu lưu thông đột ngột tới cơ quan nội tạng, nhưng lại không xảy ra đồng đều mà chỉ có gan và lá lách nhận quá nhiều dấn đến đau bên hông.

Phải làm gì: Chạy chậm lại, hít thở đều, luôn đảm bảo thở đều.

Nước tiểu màu đậm

nước tiểu đậmNguyên nhân: Do mất nước và tiêu cơ vân -sự phá hủy tế bảo cơ trong quá trình luyện tập.

Phải làm gì: Uống nước trước các buổi tập, nếu đến gặp bác sĩ hãy đến gặp bác sĩ.

Lạnh bụng

lanh bung

Nguyên nhân: Khi tập luyện máu trong cơ bắp nhiều hơn các cơ quan nội tạng. Cơ bắp sản sinh ra rất nhiều nhiệt, dẫn đến da bị phát ban. Đó là lý do tại sao bụng lại có cảm giác lạnh khi chạm tay vào.

Phải làm gì: Đây là phản ứng sinh lý bình thường, sau khi kết thúc buổi tập cảm giác này sẽ biến mất.

Trầm cảm cơ bắp

đau gáyNguyên nhân: Hội chứng trầm cảm cơ bắp khởi phát chậm – DOMS thường xuất hiện sau từ 24-72 giờ khi tập luyện. Hoặc khi tập thể dục sau một thời gian nghỉ tập dài ngày trước đó. Hội chứng này, gây ra bởi các thương tích nhỏ và quá trình chuyển hóa cơ. Điều này dẫn đến đau toàn thân, hoặc chỉ sau vùng gáy, vùng tập luyện. Một số người có thể bị chấn thương.

Phải làm gì: Hãy cố gắng di chuyển nhiều hơn, uống nhiều nước để thải độc tố trong cơ thể. Mát xa vào vùng bị tổn thương cũng rất hữu hiệu.

Thảo Nguyên /

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN