Biết được vài bước sơ cứu cơ bản không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ người khác trong những tình huống khẩn cấp, cũng có thể cứu được mạng người nếu biết cách sơ cấp cứu đúng kỹ thuật.
Trường hợp chảy máu nghiêm trọng:
Sai lầm thường gặp phải: Garo vết thương ngay lập tức.
Nên làm: Đầu tiên, hãy cầm máu bằng cách dùng tay nhấn vào động mạch gần chỗ vết thương hở để ngăn máu chảy ra, áp một băng vệ sinh lên trên, dùng khăn vô trùng lau sạch vết thương. Nếu vết thương hở dùng giấy thấm vải vô trùng vào để cầm máu, sau đó lau sạch, dùng bông băng y tế cố định lại vết thương.
Lưu ý quan trọng: Garo chỉ áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp, khi garo nên áp dụng cho vùng da phía trên vết thương, càng gần vết thương càng tốt, tuyệt đối không garo trực tiếp lên vết thương hở. Cứ 10-15 phút nới lỏng garo để tránh vết máu bấm, sau 30 phút siết chặt lại lần nữa.
Trường hợp chảy máu mũi:
Sai lầm thường gặp phải: Ngả đầu về phía sau gáy.
Nên làm: Cho nạn nhân ngồi xuống, đầu hơi nghiêng về phía trước để cho máu cháy, dùng ngón tay ấn phầm mềm giữa môi trên khoảng 10 phút. Lưu ý, nạn nhân phải nhổ toàn bộ máu trong miệng để không gây nôn.
Lưu ý quan trọng: Không dùng tay bịt mũi, bông băng nhét vào mũi. Điều này, chỉ nên thực hiện nếu máu chảy suốt 15 phút không cầm được, sau đó nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Trong trường hạ sốt:
Sai lầm nên tránh: Xoa đá để hạ sốt, xoa dầu vaseline, ngâm mình trong bồn nước, làm cho thân nhiệt tăng cao
Nên làm: Nên đặt người bị sốt cao trong căn phòng ấm áp và đắp chăn cho người bệnh. Mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi. Cho người bệnh uống nước các loại nước trái cây vị ngọt và đồ ăn nóng.
Lưu ý quan trọng: Không bao giờ dùng rượu để hạ nhiệt vì rượu làm giãn tĩnh mạch điều này sẽ làm tăng thân nhiệt, khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Trường hợp ngừng tim:
Sai lầm thường gặp: Thực hiện các động tác tương tự cho từng độ tuổi khác nhau.
Nên làm: Khi cấp cứu cho người ngưng tim đối với người lớn nên dùng cả hai tây, lòng bàn tay ép lên ngực, ngón tay cái của bàn tay phải đối diện với cằm hoặc chân nạn nhân. Còn với trẻ em chỉ dùng hai ngón tay ấn vào lòng ngực, tay còn lại nên giữ phần đầu.
Lưu ý quan trọng: Chỉ thực hiện động tác sơ cứu khi đảm bảo đặt nạn nhân lên mặt phẳng, chắc chắn.
Trương hợp bị bỏng:
Sai lầm thường gặp: Loại bỏ quần áo và dùng dụng cụ nhọn làm vỡ các bóng nước.
Nên làm: Để giúp người bị cháy, cho họ nằm xuống sau đó tìm cách dập tắt lửa bằng quần áo của bạn, sau khi dập lửa nên đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ. Nếu vết thương nhẹ, không tổn thương mô đáng kể rửa tay dưới vòi nước lạnh trong vòng 20 phút. Dùng băng vô trùng hoặc, đá bất cứ thứ gì lạnh đặt lên trên, sau đó đến bệnh viện để được trợ giúp.
Lưu ý quan trọng: Nếu vết bỏng nặng, cung cấp cho người đó một ít muối, hoặc nước khoáng.
Tắc nghẽn đường thở
Sai lầm thường gặp: Cố gắng dùng thủ thuật Heimilich cho nạn nhân bị hóc dị vật, trong khi người bệnh đã bất tỉnh.
Nên làm: Nếu một người bị nghẹt thở và ngất xỉu, hãy đặt nạn nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân, sau đó ngồi xuống bên hông nạn nhân. Tiếp đến, đặt tay lên vòm hông và ấn xuống, nghiêng người nạn nhân sang một bên, tay bạn móc lấy tất cả dị vật trong miệng, nhớ dùng miếng vải hoặc đeo bao tay.
Nếu một đứa trẻ bị nghẹt thở hãy đặt bé lên cẳng tay trái của bạn, hoặc tay phải nếu bạn thuận tay trái, chúi đầu xuống, vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoài. Tiếp theo là tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi (modified CPR) nếu trẻ nhỏ bất tỉnh.
Lưu ý quan trọng: Nếu muốn áp dụng phương pháp Heimlich cho phụ nữ mang thai, khi ấn nên đặt tay lên lồng ngực một chút.
Trường hợp trật khớp:
Sai lầm thường gặp: Cố gắng để đưa tay về vị trí ban đầu.
Nên làm: Chỉ có thể biết được vị trí khớp bị lệch khi chụp X – Quang. Vì thế, khi nạn nhân bị trật khớp không để nạn nhân di chuyển phần bị tổn thương. Không uốn cong, gập tay, chân bị trật khớp lại. Dùng bất cứ đồ vật nào mặt phẳng, thẳng để cố định vết thương, nên cố định theo chiều dọc, không bao gồm cả phần bị thương. Nếu không có vật phù hợp cánh tay phải được buộc chặt vào người, nếu chân thì cần ép chặt vào chân còn lại.
Lưu ý quan trọng: Không áp dụng băng cố định quá chặt, nên nới rộng để lưu thông máu.
Trường hợp bị ngộ độc:
Sai lầm thường gặp: Mất nước.
Nên làm: Để rửa dạy dày nên uống từ 10-20 ly nước lọc. Để gây nôn mửa, nhấn hay ngón tay vào phần lưỡi, có thể lặp lại nhiều lần để nạn nhân nôn ra.
Lưu ý quan trọng: Không tiến hành rửa dạ dày nếu người đó bất tỉnh.
Trường hợp bị rắn cắn:
Sai lầm thường gặp: Dùng miệng hút máu phần rắn cắn.
Nên làm: Đầu tiên, đặt nạn nhân nằm xuống để chất độc không lan ra các vùng khác. Nếu nạn nhân bị cắn ở chân hãy buộc vào chân còn lại, nếu là tay thì ép sát hông rồi buộc cố định vào người. Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy tiến hành hồi sức tim.
Lưu ý quan trọng: Không áp dụng cách dùng garo vì nó không có tác dụng ngăn cản chất độc lây lan. Nguy hiểm hơn có thể làm hoại tử phần bị cắn.
Trường hợp bị đau bụng dưới
Sai lầm thường gặp: Uống thuốc giảm đâu hoặc thuốc chống co thắt.
Nên làm: Các bác sĩ khuyên không nên uống thuốc giảm đau để loại bỏ các giác đau đớn vì đồng nghĩa với việc này chúng ta sẽ bỏ qua nhiều dấu hiệu của bệnh gây tử vong nguy hiểm, chẳng hạn như: Viêm ruột cấp tính, tắc ruột, loét, thủng ruột.
Lưu ý quan trọng: Nếu cảm thấy đau dữ dội ở bụng dưới, nên đi cấp cứu ngay.
Hạ Trâm – Phụ Nữ Ngày Nay