Ngủ muộn không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ mà nếu thói quen này được duy trì thường xuyên sẽ có hại cho trẻ nhiều mặt.
Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ ngoài yếu tố gen, vì khi ngủ cơ thể sinh ra một loại hóc môn tăng trưởng. Các chuyên gia y tế cho biết từ 22:00 – 1:00 là thời gian cơ thể tiết hóc môn tăng trưởng. Chỉ khi các bé có một giấc ngủ sâu thì hóc môn này mới được tiết ra. Do đó, thời gian lý tưởng cho trẻ ngủ là 21:00.
Dễ gây bệnh tim
Trẻ thiếu ngủ sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, khó giữ bình tĩnh thậm chí trẻ luôn cảm thấy khó chịu, phản ứng thái quá. Những cảm xúc tiêu cực dễ gây áp lực lên tim, về lâu dài sẽ gây hại cho tim mạch.
Tăng nguy cơ bị béo phì
Nếu ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học các tế bào chất béo sản xuất leptin sẽ gửi tín hiệu đến não để ngừng ăn, tăng giải phóng năng lượng, ức chế sự tổng hợp các tế bào chất béo, nên kiểm soát được cân nặng. Nhưng khi thiếu ngủ ghrelin sẽ tăng cao, ức chế tiết leptin. Do đó, những người thiếu ngủ dễ tăng cân béo phì.
Giảm sức đề kháng, dễ bị ốm yếu
Trẻ em thường xuyên mất ngủ, ngủ muộn sẽ dễ bị ốm. Do trẻ ngủ ngày nhiều thức đêm nên thời gian để tắm nắng ít đi, dẫn đến thiếu vitamin D nên dễ bị còi xương, ốm yếu.
Suy giảm trí nhớ
Các nhà khoa học tại Đại học Y Harvard đã tiến hành cuộc thí nghiệm: có 28 tình nguyện viên tham gia, được chia làm 2 nhóm: Nhóm ngủ đúng giờ và nhóm thức khuya, kết quả những người thường xuyên thức khuya khả năng ghi nhớ thấp hơn so với nhóm ngủ đủ giấc.
Trẻ dậy thì sớm
Thiếu ngủ sẽ làm rối loạn hóc môn tăng trưởng, đặc biệt là hóc môn tuyến yên dẫn đến trẻ bị dậy thì sớm.
Hạ Vi – Phụ Nữ Ngày Nay