Bạn nghĩ rằng dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Nhưng thực tế thìkhông hẳn như vậy đâu. Hãy xem 5 lý do không nên “lạm dụng” dầu từ các loại hạt
Mất cân bằng chất béo
Cơ thể con người có khoảng 97% chất béo bão hòa và 3% chất béo không bão hòa đa. Trong 3% chất béo không bão hòa đa, thì Omega – 3 chiếm 1,5%.
Dầu thực vật chứa hàm lượng cao chất béo không bão hòa. Vì thế, nếu thường xuyên sử dụng dầu thực vật sẽ làm mất cân bằng chất béo, chất béo không bão hòa sẽ tăng cao còn chất béo bão hòa giảm.
Hậu quả là: Cơ thể cần chất béo để tái tạo các tế bào và sản sinh ra hóc môn. Khi thiếu hụt chất béo bão hòa, bắt buộc cơ thể phải sử dụng chất béo không bão hòa để sửa chữa và tái tạo các tế bào mới.
Trên thực tế, chất béo không bão hòa đa thường không ổn định và dễ dàng bị oxy hóa trong cơ thể, dưới ánh nắng mặt trời, hay chiên nấu ở nhiệt độ cao. Khi bị oxy hóa sẽ gây ra đột biến tế bào. Nếu điều này xảy ra trong các tế bào động mạch sẽ gây viêm có thể làm tắc nghẽn động mạch.
Hoặc khi chất béo này kết hợp với các tế bào da sẽ gây ra ung thư da. Đây là lý do mà nhiều người bị ung thư da dù không phơi nắng thường xuyên.
Và nếu nó kết hợp với các tế bào trong mô sinh sản nó có thể gây ra chứng nội mạc tử cung và PCOS – Hội chứng buồng trứng đa nang.
Chứa chất gây ung thư cao
Các nhà khoa học Đại học học Western Ontario, Canada đã tiến hành quan sát ảnh hưởng của 10 loại chất béo khác nhau, từ chất béo bão hòa cho đến ít bão hòa. Kết quả họ tìm thấy, chất béo bão hòa có tỷ lệ gây ung thư thấp nhất, trong khi đó chất béo không bão hòa đa Omega – 6 tỷ lệ gây ung thư rất cao.
Trong một nghiên cứu khác, Tiến sĩ Vivienne Reeve, Đại học Sydney, đã thực hiện chiếu xạ vào 2 nhóm chuột bạch, một nhóm được cung cấp thức ăn chứa chất béo không bão hòa đa và một nhóm chứa chất béo bão hòa kết quả cho thấy, những con chuột tiêu thụ chất béo bão hòa đã được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh ung thư. Trong khi đó, những con chuột dùng chất béo không bão hòa đã nhanh chóng phát triển ung thư da.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều dầu thực vật sẽ tăng hàm lượng axit béo Omega – 6, làm giảm hàm lượng Omega – 3, gây mất cân bằng giữa hai dưỡng chất này. Sự thiếu cân bằng giữa Omega – 3 và Omega – 6 sẽ gây ra ung thư da và nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Có quá nhiều hóa chất và phụ gia
Hầu hết, dầu thực vật được sản xuất bằng công nghệ hóa học vì thế, không có gì là quá ngạc nhiên khi chúng chứa các hóa chất độc hại. Cụ thể người ta tìm thấy trong các loại dầu thực vật đều chứa BHA và HBT (Butylated Hydroxyanisole và Butylated Hydroxytoluene), là những chất chống oxy hóa nhân tạo.
Những chất này, được chứng minh là yếu tố làm sản sinh ra các hợp chất gây ung thư tiềm ẩn trong cơ thể, có thể làm tổn thương gan, thận và hệ miễn dịch, gây vô sinh và tăng cholesterol trong máu.
Chưa hết, dầu thực vật còn chứa một hàm lượng thuốc trừ sâu và nhiều hóa chất độc hại khác trong quá trình nuôi trồng và thu hoạch.
Gây hại cho cơ quan sinh sản của thai nhi và trẻ nhỏ sơ sinh
Dầu thực vật có thể gây hại cho cơ quan sinh sản của thai nhi và trẻ sơ sinh,vì cơ quan sinh sản của thai nhi và trẻ sơ sinh liên tục sản sinh và phân chia tế bào mới. Dư thừa quá nhiều chất béo không bão hòa sẽ dẫn đến nguy cơ bị đột biến tế bào, gây ra các khiếm khuyết ở cơ quan sinh sản.
Sự thay thế hoàn toàn dầu động vật bằng dầu thực vật trong bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, dễ gây các khiếm khuyết trong học tập và hành vi.
Trẻ đang độ tuổi dậy thì, nếu hấp thu nhiều chất béo không bão hòa sẽ giảm khả năng thụ thai, đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân hoặc bị dị tật bẩm sinh.
Tiêu thụ quá nhiều dầu thực vật cũng gây mất cân bằng hóc môn trong cơ thể, bởi cơ thể cần chất béo để sản sinh ra hóc – môn.
Thiếu hụt vitamin E và nhiều mối nguy khác cho cơ thể
Dầu thực vật dễ bị oxy hóa nên sẽ làm tràn chất chống oxy hóa, những người tiêu thụ nhiều dầu thực vật sẽ tăng nguy cơ thiếu vitamin E và nhiều dưỡng chất khác.
Một thí nghiệm được thực hiện trên động vật cho thấy, với khẩu phần ăn chứa chất béo không bão hòa sẽ ức chế khả năng học tập, gây căng thẳng, hại gan, làm giảm hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ nhỏ.
Tiêu thụ quá nhiều dầu thực vật cũng là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, gây ra các bất thường trong mô mỡ dẫn đến suy giảm tinh thần và tổn thương nhiễm sắc thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Hấp thu nhiều chất béo không bão hòa làm tăng nguy cơ bị ung thư, các bệnh về tim mạch và tăng cân, béo phì.
Những loại dầu thực vật nên hạn chế…
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng dầu từ các loại hạt dưới đây để nấu ăn vì chúng chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao, ít hàm lượng chất dinh dưỡng. Hãy tránh xa:
Dầu canola, Dầu ngô, Dầu đậu nành, Dầu đậu phộng, Dầu hướng dương, Dầu cây rum, Dầu hạt bông, Dầu hạt nho, Bơ thực vật
Ngoài ra, một số thực phẩm được làm từ các loại dầu nói trên, cũng chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Cụ thể:
Salad, Mayo, Khoai tây chiên, Pho mát nhân tạo, Bánh quy, Snack, Nước sốt…
Những loại dầu thực vật nên dùng…
Không phải tất cả các loại dầu thực vật đều chứa chất béo có hại, ngược lại một số dầu thực vật lại cung cấp cho cơ thể một hàm lượng chất béo lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như:
Dầu dừa: So với các loại dầu thực vật nêu trên dầu dừa không dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao và không bị ôi thiu, đây là lựa chọn tuyệt vời cho nấu ăn và nướng bánh. Ngoài ra, dầu dừa còn được biết đến là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời cho da có thể thay thế bơ.
Dầu ô liu: Dầu ô liu chứa hàm lượng cao chất béo không bão hòa đơn và ít chất béo không bão hòa đa, an toàn trong chế biến các món ăn như: nước sốt salad, bánh mì và nấu món lạnh. Tuy nhiên, không được dùng dầu ô liu để nấu ăn, chiên xào, vì hàm lượng chất béo không bão hòa sẽ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao.
Dầu cọ: Hàm lượng chất béo bão hòa cao và ổn định nhiệt, an toàn trong chế biến.
Dầu hạt bơ: Dầu bơ có hương vị sữa thơm ngon, chứa một hàm lượng chất béo không bão hòa đơn, an toàn trong các món salad và món ăn lạnh. Nhưng không được dùng dầu bơ để chiên nấu ở nhiệt độ cao, vì chất béo không bão hòa sẽ bị oxy hóa.
Dầu quả óc chó: Chứa hàm lượng đáng kể axit béo Omega – 6 nhưng được dùng an toàn trong các món tráng miệng, món lạnh. Loại dầu này, có khả năng kháng oxy hóa ở nhiệt độ cao hơn các loại dầu hạt khác. Tuy nhiên, không nên dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Việc thay thế hoàn toàn dầu động vật bằng dầu thực vật trong chế biến thức ăn hàng ngày là không nên. Vì trên thực tế, dầu thực vật không hề tốt cho sức khỏe tim mạch như bạn nghĩ. Chúng làm tăng nguy cơ bị ung thư da và các bệnh về tim mạch khác.
Dạ Thảo