10 nguyên tắc nhất định phải dạy trẻ để không bị người lạ dụ dỗ bắt cóc, xâm hại tình dục

Không phải lúc nào bạn cũng rảnh rỗi ở bên cạnh để chăm lo, bảo vệ con vì thế, dạy cho con nhưng kỹ năng cần thiết để các bé biết cách bảo vệ bản thân tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, bắt cóc và xâm hại tình dục. 10 bài học dưới đây sẽ là “vũ khí bí mật” nên truyền dạy cho con.

Đừng tiết lộ tên con 

1

Nhiều mẹ vẫn thường có thói quen viết tên họ đầy đủ của con lên cặp sách, hộp cơm, dụng cụ học tập vì nghĩ như thế sẽ giúp con bảo vệ được đồ dùng cá nhân ở trường không bị thất lạc. Nhưng đây cũng là sơ hở chết người, kẻ xấu có thể lợi dụng điều này để dễ dàng tiếp cận con bạn, dụ dỗ chúng. Bởi trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng và an tâm khi trò chuyện biết tên chúng. Thay vào đó, hãy dán số điện thoại liên lạc của bạn lên đó như vậy sẽ hữu ích hơn rất nhiều.

Chạy hướng ngược lại với ô tô/xe máy đang cố tiếp cận

2

Bạn vẫn dạy con nên tránh xa xe người lạ nếu họ cố tiếp cận con. Nhưng có một nguyên tắc nữa mà bạn nhất định phải dạy cho con đó là: Nếu thấy một chiếc ô tô/xe máy người lạ theo đuôi, áp sát người con, lúc đó thay vì chạy thục mạng về phía trước, nên chạy hướng ngược lại với chiếc xe. Điều này sẽ giúp con bạn chạy trốn thoát nhanh hơn, vì kẻ xấu sẽ mất thời gian để quay đầu xe.

Đặt mật khẩu riêng

3

Đề phòng trường hợp kẻ xấu đóng vai người thân, bạn bè của cha mẹ đến rước con ở trường, bạn hãy đặt ra mật khẩu của riêng mình. Và dặn con chỉ ai đọc đúng mật khẩu đó mới đi với họ. Nếu người lạ đến hãy dạy con như sau: Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu của cô/chú là gì? Mật khẩu càng riêng tư chỉ có bạn và con biết càng an toàn.

Cài đặt ứng dụng theo dõi

4

Hiện nay các dòng điện thoại smartphone đều có cài đặt chức năng định vị GPS, ứng dụng này giúp bạn giám sát con từ xa và mức pin điện thoại của bé.

Đeo đồng hồ có nút báo khẩn cấp

5

Hiện nay, trên thị trường có bán các dòng đồng hồ đeo tay thông minh tích hợp chức năng điện thoại, bạn vừa có thể theo dõi vị trí của bạn, đồng thời đồng hồ còn có nút bấm báo động trong những trường hợp khẩn cấp. Nên trang bị cho con đồng hồ này, dạy con cách sử dụng nút báo động trong những trường hợp khẩn cấp để cha mẹ có thể can thiệp hoặc nhờ công an giúp đỡ.

Hét to lên “Tôi không biết anh ấy/cô ấy!”

6Khi bị người lạ nắm tay lôi đi, nói với con ngoài việc giãy giụa, phản kháng con nên hét to lên ” Cháu không biết cô/chú là ai! để thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Cố gắng la hét cho đến khi được giải thoát.

Không nói chuyện với người lạ quá lâu và giữa khoảng cách 2 m khi trò chuyện

7

Luôn nói với con rằng không nên trò chuyện với người lạ trong bất cứ trường hợp nào. Nếu bắt buộc phải trả lời chỉ nên đứng lại, cách đối phương 2m trong vòng 5-7 giây. Nên đứng ở nơi đông người, an toàn sau đó nhanh chóng rời đi.

Không nên vào tháng máy một mình với người lạ

8

Khi đứng chờ ở tháng máy, dặn con nên dựa lưng vào tường để dễ quan sát. Nếu tháng máy chỉ có duy nhất người lạ mặt, họ cố lôi kéo con vào nên từ chối khéo “Cô/chú đi trước đi con đang chờ bố mẹ con ra đi cùng ạ!” Nếu kẻ lạ cố kéo con vào, hoặc dùng tay che miệng nên phản kháng bằng mọi cách để tìm người lớn cứu giúp.

Không để người lạ biết cha mẹ đang vắng nhà

9Nói với con bạn rằng nếu ai đó gõ cửa đừng vội mở cửa, mà từ từ quan sát qua lỗ nhỏ ở cửa, và đặt câu hỏi “Ai đó?”. Nếu là người lạ không nên mở cửa, và không bao giờ cho người lạ biết là cha mẹ đang vắng nhà. Khi người lạ cố gắng đột nhập nên gọi cho cảnh sát hoặc người thân ngay.

Không gặp người quen qua mạng

10

Kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội để dụ dỗ bắt cóc trẻ, vì thế dặn con đừng bao giờ gặp mặt người lạ quen qua mạng xã hội. Và đừng bao giờ tiết lộ cho người lạ biết tên bố mẹ, điện thoại, địa chỉ nơi con bạn đang sống.

Minh Hằng (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN